Diễn Đàn Môi Trường A9MT

Bảo Vệ Môi Trường!... Đừng nói tôi sẽ..., mà hãy làm ngay từ bây giờ!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nguyen_hung
suppervip
suppervip
nguyen_hung

Posts : 53
Points : 161
Join date : 17/03/2011
Age : 33
Đến từ : Binh Thuan

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN  TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Empty
Bài gửiTiêu đề: QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH   QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN  TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH I_icon_minitimeMon Jun 13, 2011 1:03 am

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT
TRẬN


TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Điều 121. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính
phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm
sau đây:

a) Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch
quốc gia về bảo vệ môi trường;

c) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh;

d) Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy
định của Chính phủ;

đ) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc
gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;

e) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục
vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường;

g) Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký
bản cam kết bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm
thân thiện với môi trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

h) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử ?lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên
quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

i) Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia
nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về
bảo vệ môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế;

k) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường của Uỷ ban nhân dân các cấp;

l) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch
tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ
bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo
đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình quan trọng
thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ
trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác
của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống
cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với các hệ
thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt
ở nông thôn.

5. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên
quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan
đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp
môi trường.

6. Bộ Thủy sản có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối
với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy
sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.

7. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối
với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất
thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản
xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.

8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với
Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên
quan đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao
thông vận tải.

9. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải
y tế; công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực
phẩm và hoạt động mai táng.

10. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng
ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.

11. Các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Luật này và phối
hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương
trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch
và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của
địa phương;

d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường thuộc thẩm quyền;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý? vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định
khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên
quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương
trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch
và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ
môi trường;

d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý? vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các
quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải
quyết các vấn đề môi trường liên huyện;

g) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của
Uỷ ban nhân dân cấp xã.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc
phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ
môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí
về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum,
sóc và gia đình văn hóa;

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của
hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý? nhà nước về bảo vệ môi trường
cấp trên trực tiếp;

d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa
bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc,
tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường
trên địa bàn.

Điều 123. Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi
trường

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có tổ
chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ
môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường
giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ
môi trường.

4. Các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố
môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.

5. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 124. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các
thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều
kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia bảo vệ
môi trường.



Chương XIV

THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

Mục 1
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG


Điều 125. Thanh tra bảo vệ môi trường
1. Thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo
vệ môi trường.

Thanh tra bảo vệ môi trường có đồng phục và phù hiệu riêng,
có thiết bị và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

2. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được
thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh
tra bảo vệ môi trường.

Điều 126. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi
trường

1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường
được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định thanh tra hoạt động bảo
vệ môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
về thanh tra;

b) Thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
phối hợp với thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng và Bộ
Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc;

c) Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên
địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các
dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong
trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự
nghiệp quy định tại điểm c khoản này và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ quy mô nhỏ;

đ) ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của
hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ
ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân
cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có
vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan chuyên môn hữu
quan có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong
quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường
hợp có yêu cầu.

3. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất
là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường
hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 127. Xử lý vi phạm
1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho
tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.

2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm,
sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 128. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền
đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ
chức, gia đình và cá nhân.

3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu
nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật này.

Điều 129. Tranh chấp về môi trường
1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong
khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.

2. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp
với nhau;

b) Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường
bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo
quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc
các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam;
trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.


Mục 2
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Điều 130. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường gây ra.

Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các
mức độ sau đây:

a) Có suy giảm;
b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức
năng, tính hữu ích gồm có:

a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy
giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ
vùng lõi và vùng đệm.

3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại
hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh
thái, giống loài.

4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định
như sau:

a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy
giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt
hại;

d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện
pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt
hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại
về môi trường.

5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt
hại và bên bị thiệt hại.

Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác
định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.

6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người,
tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường.

Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường

1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc
cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt
hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường
thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.

3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng
thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không
thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách
nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.

Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy
định như sau:

1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án.
Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại
lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
môi trường.









ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 135. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
Điều 136. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.


Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.


CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

đã ký

Nguyễn Văn An
Về Đầu Trang Go down
 

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG CÙNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC
» Các mức xử phạt vi phạm quy định về cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường
» QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI (CHẤT THẢI, CT NGUY HẠI, CT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI, BỤI, KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ)
» Minh la thanh vien moi ne ba kon!!
» Những Quy Định Chung Và Tiêu Chuẩn Môi Trường Trong Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Môi Trường A9MT :: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất