Diễn Đàn Môi Trường A9MT

Bảo Vệ Môi Trường!... Đừng nói tôi sẽ..., mà hãy làm ngay từ bây giờ!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG CÙNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nguyen_hung
suppervip
suppervip
nguyen_hung

Posts : 53
Points : 161
Join date : 17/03/2011
Age : 33
Đến từ : Binh Thuan

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG CÙNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC  Empty
Bài gửiTiêu đề: QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG CÙNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC    QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG CÙNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC  I_icon_minitimeMon Jun 13, 2011 12:42 am

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ





Điều 50. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một
nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư.

2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao
gồm các quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường
và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây:

a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ
thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất
thải rắn;

b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ
sinh công cộng;

d) Hệ thống cây xanh, vùng nước;
đ) Khu vực mai táng.
3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy
cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm lập, phê
duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng đối
với quy hoạch đô thị, khu dân cư.

Điều 51. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân
cư tập trung

1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau
đây:

a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch
đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận
chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư;

c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.
2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường sau đây:

a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy
hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư;

b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.
3. Chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, chung cư phải
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều
này thì mới được bàn giao đưa vào sử dụng.

Điều 52. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách
nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công
cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung
rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu
vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến
phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:

a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng;
b) Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết
bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;

c) Có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường
trong phạm vi quản lý.

3. Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy
định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp sau
đây:

a) Phạt tiền;
b) Buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng;
c) Tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp, lực lượng công an, đơn vị quản lý
trật tự công cộng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.

Điều 53. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo
vệ môi trường sau đây:

a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ
chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống
thu gom nước thải;

b) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác
vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng
đồng dân cư xung quanh;

c) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật;

d) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng,
ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng
dân cư;

đ) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người;

e) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước,
bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong
những tiêu chí gia đình văn hóa.

Điều 54. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi tr­ường
1. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức
tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:

a) Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy
định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý rác thải, chất thải;
c) Giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi công cộng;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường;
tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có
hại cho môi trường;

đ) Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

2. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt
động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định
của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quy định về hoạt động
và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.







BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG

VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC





Mục 1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Điều 55. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
1. Bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển
và tăng hiệu quả kinh tế biển.

2. Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt
động trên biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển.

3. Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng
bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

4. Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài
nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững.

Điều 56. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển
1. Các nguồn tài nguyên biển phải được điều tra, đánh giá về
trữ lượng, khả năng tái sinh và giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo
vệ môi trường biển.

2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nguồn lợi, tài nguyên
biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải
được thực hiện theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt.

3. Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn,
di sản tự nhiên biển phải tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công
cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển.

Điều 57. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển
1. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống
kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường
biển.

2. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển
phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác
được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi
sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử
lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 58. Tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương
tiện vận chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác
trên biển phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng
phó sự cố môi trường.

2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng cảnh sát biển
phải được đào tạo, huấn luyện, trang bị phương tiện, thiết bị bảo đảm ứng phó
sự cố môi trường trên biển.

3. Chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có
nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải có hình thức thông báo cho các lực lượng
quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức, cá nhân liên quan khác được biết và
có phương án phòng tránh sự cố môi trường.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh ven biển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên,
sự cố môi trường trên biển và tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả.


Mục 2
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG
Điều 59. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông
1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ
bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực
sông.

2. Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm
bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn
lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng
đồng dân cư.

Điều 60. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu
vực sông

1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê,
đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.

2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây
dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh
hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm
yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.

3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể
toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải,
khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.

4. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với
dự án phát triển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự tham
gia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.

Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo
vệ môi trường nước trong lưu vực sông

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm
sau đây:

a) Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;
b) Kiểm soát nguồn thải vào nước sông và xử lý các trường hợp
vi phạm tiêu chuẩn môi trường;

c) Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc xác định đối tượng
gây thiệt hại về môi trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
trong trường hợp đối tượng bị thiệt hại thuộc các địa phương khác trên lưu vực.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách
nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc
điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện
pháp xử lý.

Trường hợp có thiệt hại về môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ
chức việc điều tra, đánh giá về mức độ thiệt hại và yêu cầu các đối tượng gây
thiệt hại phải bồi thường.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguồn thải có trách
nhiệm áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục và bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật.

Điều 62. Tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông
1. Việc điều phối hoạt động bảo vệ môi trường nước của lưu vực
sông nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực
hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện
quy định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.


Mục 3
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC
Điều 63. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra,
đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.

2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được
quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới
các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao,
kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong
đô thị, khu dân cư.

Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao,
kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định
của pháp luật.

3. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải
chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn
nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra,
đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước
của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời
các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi
trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất
mỹ quan đô thị.

Điều 64. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ
lợi, thủy điện

1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục
đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường.

2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất,
đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ.

3. Môi trường nước trong hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy
lợi, thuỷ điện phải được quan trắc định kỳ nhằm dự báo diễn biến chất lượng
nước, chế độ thuỷ văn để điều hoà nguồn nước và bảo vệ môi trường.

4. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ
điện có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.

Điều 65. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Việc bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác nước dưới
đất được quy định như sau:

a) Dự án khai thác nước dưới đất có công suất từ 10.000 mét
khối trong một ngày đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Chỉ sử dụng các loại hoá chất trong danh mục cho phép của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất;

c) Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá
chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân
độc hại khác đối với con người và sinh vật;

d) Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng
khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai thác nước dưới đất có trách
nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò,
lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ
thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

2. Dự án khai thác khoáng sản, dự án khác có sử dụng hoá chất
độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hoá
chất, chất thải độc hại, chất thải phóng xạ, sinh vật nhiễm bệnh vào nguồn nước
dưới đất.

3. Kho chứa hoá chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy
hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hoá
chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ
chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.
Về Đầu Trang Go down
 

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG CÙNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG; ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
» Những Quy Định Chung Và Tiêu Chuẩn Môi Trường Trong Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam
» QUY ĐỊNH VỀ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN; BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
» QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
» Đoạn clip rơi nước mắt: Sóng thần, chú chó vẫn không bỏ bạn
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Môi Trường A9MT :: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất