Diễn Đàn Môi Trường A9MT

Bảo Vệ Môi Trường!... Đừng nói tôi sẽ..., mà hãy làm ngay từ bây giờ!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nguyen_hung
suppervip
suppervip
nguyen_hung

Posts : 53
Points : 161
Join date : 17/03/2011
Age : 33
Đến từ : Binh Thuan

Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? !   Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! I_icon_minitimeSun Jun 12, 2011 11:20 pm

Để phản đối việc xây dựng các nhà máy thiêu hủy rác để
tái sử dụng năng lượng. Phil Davis, một nhà khoa học của tổ chức "Những
người bạn của Trái đất" đã công bố bài viết của mình trên internet. Bài
viết này phân tích các tác hại của việc thiêu hủy rác. Chúng tôi xin lược dịch
bài viết này để giới thiệu cho các bạn.


Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! Images?q=tbn:ANd9GcSfxm4IsbkIhROUQX91tocc7SLSoPslyOCjLn64l3k0MQC4tViA


Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! Images?q=tbn:ANd9GcRU-gF_HPwLYYts69Or508Z8hRmc6EiVOqUgBB0jAI2ubLaxN5NIer8U3t5

Theo Phil Davis (Birmingham Friends of the Earth), các nước cần phải có chiến
lược về quản lý rác ở cấp quốc gia. Chiến lược này dựa trên một quá trình ra
quyết định gồm 4 bước:






  1. Nếu có thể, hãy
    tránh việc sản sinh ra chất thải.




  2. Khi không tránh
    được việc sản sinh ra chất thải, nếu có thể hãy tái chế chúng.




  3. Nếu chất thải không
    thể tái chế để làm các vật liệu khác, hãy thu hồi năng lượng chứa trong chúng.




  4. Khi các bước trên
    không thể tíến hành được, hãy sử dụng biện pháp tốt nhất để thải bỏ chúng.




Ông nêu ra các quan
điểm về việc tại sao không nên sử dụng lò thiêu hủy rác:






  1. Một
    lò thiêu hủy rác đòi hỏi vốn đầu tư rất cao; để nó hoạt động của hiệu quả, cần
    phải có một nguồn rác ổn định trong một thời gian dài (khoảng 25 năm). Do đó nó
    làm hạn chế khả năng phát động các phong trào giảm thiểu việc sinh ra rác.




  2. Các
    lò thiêu hủy sản sinh ra tro và xỉ (khoảng 25% trọng lượng rác ban đầu), và
    chúng phải được chôn ở các bãi rác. Tro này độc hơn rác nguyên thủy rất nhiều và
    rất tốn kém trong việc thải bỏ chúng. Tro này chứa các kim loại nặng như chì,
    cadium, thủy ngân và có thể chứa cả các chất độc như halogen hữu cơ đe dọa nguồn
    nước ngầm, do đó phải có những bãi rác thiết kế đặc biệt chỉ để chôn chúng.




  3. Lượng
    năng lượng thu hồi được từ các lò thiêu hủy rác có thể gây ấn tượng cho con
    người, nhưng hãy xét kỷ khía cạnh kỹ thuật của nó. Hiệu suất chuyển đổi năng
    lượng trong các lò thiêu hủy chỉ có 25%, như vậy chúng ta đã tổn thất lớn về tài
    nguyên và năng lượng nếu áp dụng biện pháp này.




  4. Các
    lò thiêu hủy cần một lượng lớn giấy, plastic, các chất hữu cơ để duy trì hoạt
    động. Do đó, nó sẽ cạnh tranh với các chương trình tái chế các nguồn tài nguyên
    này.




  5. Các
    lò thiêu hủy có thể đạt được tiêu chuẩn môi trường về các chất gây ô nhiễm không
    khí nhưng không có gì bảo đảm là các chất này không gây ảnh hưởng lâu dài lên
    sức khoẻ con người. Các chất ô nhiễm thải ra từ các ống khói của lò thiêu hủy có
    thể ít hơn lượng chất ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông, nhưng nó sẽ
    góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường. Mặc khác hiện tượng "tích tụ sinh học"
    (Bioaccumulation) sẽ làm cho các chất này tích tụ trong các mô mỡ của cơ thể con
    người.




  6. Trước
    đây biện pháp thiêu hủy được chấp nhận không phải là dựa trên cơ sở khoa học là
    nó không gây nguy hại cho con người hay môi trường mà tại vì nó làm cho chất
    thải "biến mất". Tuy nhiên, nếu xét kỷ lại vấn đề, ta thấy các lò thiêu hủy tạo
    nên các chất thải độc đe dọa nghiêm trọng tới sức khoẻ con ngưới và môi trường.




  7. Trong
    các lò thiêu hủy, kim loại nặng phản ứng để sinh ra các chất hữu cơ dể bay hơi.
    Một lò thiêu hủy có thể phóng thích khoảng 27 loại kim loại nặng vào khí quyển,
    khoảng 210 chất thuộc họ dioxin và furan và khoảng 400 hợp chất hưũ cơ khác,
    trong đó chỉ có một số ít được khảo nghiệm về ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ con
    người. Các chất độc trong tro tạo nên nhiều nước rỉ hơn và đe dọa tới nước ngầm.




  8. Giới
    hạn về nồng độ dioxin trong khí thải của Anh cao hơn của Mỹ, Hà Lan, Nhật và Đức
    10 lần. Giới hạn về nồng độ dioxin trong khí thải không dựa trên cơ sở khoa học
    về an toàn cho sức khoẻ con người mà đó là lượng nhỏ nhất mà các phương pháp và
    thiết bị hiện tại có thể đo được một cách chính xác.





  9. "Các thiết bị lọc khí không giúp cho chúng ta xử lý các
    chất độc; đó chỉ là một sự chọn lựa của chúng ta, hoặc là làm ô nhiễm không khí
    hoặc là làm ô nhiễm đất và nước ngầm"




Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! Images?q=tbn:ANd9GcTFF7rbtaZuPgtrSNE56C9Zb_VjwUbgayW5FZD0zlrmM6zhElBcphN2ET4NTại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! Images?q=tbn:ANd9GcQ_61-8pfhYlCvWEzF-2nDAzDdQgZAVa5BehXzN3TOW4o9k_KxonwgyG6xL


Việc tái chế:


Do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, các quốc gia đang
đẩy mạnh việc tái chế rác. Ở Châu Âu, Phần Lan tái chế khoảng 20% tổng lượng
rác sinh hoạt, Đức 10% và ít nhất là Anh 5% (1 triệu tấn/20 triệu tấn) (trong
khi đó theo đánh giá là có khoảng 50% lượng rác có thể tái chế được). Ở Thụy
Điển theo ước tính vào năm 1992, đã tái chế 19.450 tấn giấy trong tổng số
28.000 tấn giấy thải bỏ. Ở Canada
tỉ lệ này cũng rất cao (Edmonton 92%, Vancouver 85%, Toronto
80%).


Theo một nghiên cứu ở East Hampton, Long Island, New
York các chủ hộ có thể tái sử dụng khoảng 84% lượng rác của họ. Ở Seatle là 60%
(không kể rác thực phẩm).


Nếu chúng ta chọn phương pháp thiêu hủy rác, chúng ta
sẽ làm hạn chế sự phát triển của các phong trào tái chế chất thải.
Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? ! Z
Về Đầu Trang Go down
 

Tại Sao Chúng Ta Không Nên Thiêu Hủy Rác Và Rác thải Y Tế ??? !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» công nghệ xử lý nước thải và đánh giá chung.
» QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI (CHẤT THẢI, CT NGUY HẠI, CT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI, BỤI, KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, ÁNH SÁNG VÀ BỨC XẠ)
» Đồng bằng Sông Cửu Long nguy cơ thiếu nước
» Bạn nghĩ lĩnh vực tiền bạc và tài chính có gây ô nhiễm môi trường !. Chúng ta đang mắc nợ !
» Độc học môi trường không khí (AIR ECOTOXICOLOGY)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Môi Trường A9MT :: THẾ GIỚI KHOA HỌC :: Môi Trường-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất